“Bảy nguyên tắc để có hôn nhân hạnh phúc”

Nhà tâm lý học John Gottman đã đúc kết bảy nguyên tắc giúp một cuộc hôn nhân được hạnh phúc viên mãn. Phần lớn các nguyên tắc này liên quan đến việc đặc điểm tính cách của vợ/chồng ảnh hưởng lên tương tác giữa 2 người trong cuộc sống hôn nhân. Liệu những phát triển xã hội, các nhu cầu và tiện ích mới trong đời sống hiện đại ngày nay có làm những nguyên tắc này lỗi thời và mất tác dụng?

Sự thấu cảm

Đồng cảm.
Bản thân chữ “đồng” đã có ý nghĩa của riêng nó, đồng bộ, đồng – cùng – chung một hoàn cảnh, cùng chia tay, cùng ly hôn, cùng mất con,… Nó tạo ra một sự liên hệ nào đó về mặt cảm xúc dù ít dù nhiều cho người trao đổi. Nên người ta dễ đồng cảm hơn với những người có ít nhiều chung hoàn cảnh với mình, nhưng, điều đó cũng không có nghĩa rằng không chung cảnh ngộ thì không có sợi dây liên hệ cảm xúc, con người luôn chứa chan những cảm xúc trong lòng. Những trải nghiệm đầy ắp trong mỗi người là độc nhất vô nhị không ai giống ai và đều có một ý nghĩa nào đó. Chúng ta sẽ vẫn có cảm giác, chỉ là chúng ta cảm nhận ở mức độ nào, thể hiện nó ra sao và muốn hiểu nó đến đâu. Đến đoạn này lại sang một bước khác, thấu cảm _ câu chuyện cần có sự can thiệp của ý chí.

Chuyện dì ba..

Mong rằng những vết thương quá khứ được chiêm ngắm thấu hiểu bằng hết tấm lòng. Đó là gút mở quan trọng. Hiểu chấn thương trong quá khứ lúc này không phải để đau buồn hơn. Mà thật sự nó cho chúng ta một cái nhìn tương đối về sự rạch ròi giữa những gì đã diễn ra và đã chấm dứt. Nếu có một hy vọng le lói bừng lên trong tích tắc, đó là niềm tin của chữa lành.

Một đối thoại vui về tình yêu từ góc nhìn tâm lý xã hội

Em đi học, tôi cũng được học theo. Có nhiều thứ xa xôi mà gần gũi. Con người dù ở đâu trên thế giới này cũng yêu nhau. Tình yêu dẫu có riêng tư và khác biệt thế nào cũng có chung vài thứ. Lý thuyết tâm lý tình yêu nói vậy mà…

Con người sẽ ra sao nếu không có niềm đau khổ trong cuộc sống?

Chúng ta không có lựa chọn sẵn nào để sở hữu được một cuộc sống không niềm đau. Chúng ta có lựa chọn để nỗi đau đớn trở nên có ý nghĩa hoặc trở nên không có giá trị. Nghe thì có vẻ không phải là một lựa chọn quá đỗi tuyệt vời, nhưng, lựa chọn điều này thay vì điều kia có thể mang lại ý nghĩa khác nhau giữa việc “tồn tại” và “sống” hoặc thậm chí giữa “sự sống” và “cái chết”.