What is the Mandala? Mandala là gì cho cuộc sống tâm hồn?

Lần đầu biết khái niệm về Mandala là khi tôi học một bài trong khóa Healing with the Arts. Lần đó giáo viên hướng dẫn những cách vẽ Mandala khác nhau và nói rằng bạn hãy vẽ 1 Mandala cho chính mình. Đó là biểu tượng của bạn, bộc lộ thật sự con người chân thật của bạn.

Sự thấu cảm

Đồng cảm.
Bản thân chữ “đồng” đã có ý nghĩa của riêng nó, đồng bộ, đồng – cùng – chung một hoàn cảnh, cùng chia tay, cùng ly hôn, cùng mất con,… Nó tạo ra một sự liên hệ nào đó về mặt cảm xúc dù ít dù nhiều cho người trao đổi. Nên người ta dễ đồng cảm hơn với những người có ít nhiều chung hoàn cảnh với mình, nhưng, điều đó cũng không có nghĩa rằng không chung cảnh ngộ thì không có sợi dây liên hệ cảm xúc, con người luôn chứa chan những cảm xúc trong lòng. Những trải nghiệm đầy ắp trong mỗi người là độc nhất vô nhị không ai giống ai và đều có một ý nghĩa nào đó. Chúng ta sẽ vẫn có cảm giác, chỉ là chúng ta cảm nhận ở mức độ nào, thể hiện nó ra sao và muốn hiểu nó đến đâu. Đến đoạn này lại sang một bước khác, thấu cảm _ câu chuyện cần có sự can thiệp của ý chí.

Bài tập vẽ quả cầu tương lai và sử dụng câu hỏi tưởng tượng

Dành cho bất cứ ai đang trăn trở về những điều mơ ước nhưng chưa thành hiện thực; những lo lắng giúp chúng ta lên bước kế hoạch chi tiết và phòng bị cho các trường hợp xấu xảy ra. Chúng giúp chúng ta tin rằng những điều ấy sẽ làm kế hoạch tương lai của mình trở nên trơn tru hơn; nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ xếp sẵn cho chúng ta…

Chuyện cổ tích cho mùa hè nắng nóng – Một điều bí mật cho trẻ thơ và cả những tâm hồn không còn “trẻ”

Các bạn có thể thắc mắc rằng những câu chuyện bắt nguồn từ đâu. Xin làm tỏ với những ai muốn biết, câu chuyện này tôi nhận được khi làm một công việc mới. Một công việc có tính chất “thiền” mỗi ngày, và thế giới của tôi xoay quanh đối tượng thật thích hợp nghe kể chuyện…

Con người sẽ ra sao nếu không có niềm đau khổ trong cuộc sống?

Chúng ta không có lựa chọn sẵn nào để sở hữu được một cuộc sống không niềm đau. Chúng ta có lựa chọn để nỗi đau đớn trở nên có ý nghĩa hoặc trở nên không có giá trị. Nghe thì có vẻ không phải là một lựa chọn quá đỗi tuyệt vời, nhưng, lựa chọn điều này thay vì điều kia có thể mang lại ý nghĩa khác nhau giữa việc “tồn tại” và “sống” hoặc thậm chí giữa “sự sống” và “cái chết”.

Buổi biểu diễn – diễn thuyết Thành phố này rạng rỡ những đốm sáng

Một thử nghiệm của nhóm Mắt Trần – Ensemble, thuộc chuỗi sự kiện Một Hà Nội Đáng Sống, hình thức biểu đạt của sự kiện này gây đáng chú ý khi kết hợp táo bạo việc diễn thuyết (lecture) và biểu diễn (performance), người xem sẽ không biết trước mình xem cái gì, nghe như thế nào và ở quanh mình có gì chạm vào. Tôi xin kể lại những xúc cảm nguyên trinh như một người ngắm đóa quỳnh nở duy nhất tại một đêm trăng.

Nếu em là một nhà thơ….(A poem if you’re missing someone)

Nếu em là một nhà thơ… Nếu em là một nhà thơ, em sẽ bắt lấy hình hài những vần điệu có sẵn trong không trung, đan nó bằng tiếng nói âm trầm của người tình và đệm thành những lời văn khít trong áo. Nếu em là một nhà thơ, em sẽ lấy làn […]

100 câu hỏi “tò mò” và 9 ô trống kết nối với bản thân (100 art exercises)

chúng ta luôn đặt câu hỏi rất nhiều cho những thứ xung quanh mình: “Cô ấy sao mà kì quặc thế?”; “Tại sao giá thịt hôm nay lại lên nhiều thế nhỉ?”; “Quá ngày lĩnh lương rồi mà lương chưa tới, không biết khi nào mới tới?”,… nhưng những câu hỏi dành cho bản thân ta, thật sự nghiêm túc thì chúng ta có ít thời gian cho nó. Thậm chí, chúng ta cũng gặp khó khăn khi đặt ra nó; cũng có thể chúng ta nghĩ rằng những câu hỏi không quan trọng, hay thật phí thời gian. Và điều đấy đã đến lúc cần thay đổi, chúng ta cần sự ủng hộ và tìm tòi bản thân mình hơn bao giờ hết. Bởi vì những câu hỏi chân thật thực sự có khả năng mang lại những suy ngẫm sâu sắc cho sự phát triển của con người. Làm sao có thể sống hạnh phúc với chính mình khi chính ta không cho mình nhìn thấy con người bên trong?

Ngày bắt đầu đưa nghệ thuật tiệm cận với con người đích thực

Tớ đã từng quá sợ hãi khi nói ra, những xúc cảm xấu xí hiển hiện quá rõ trong lòng nhưng lại lo sợ người trước mặt sẽ không hiểu được lời tớ, không hiểu được những điều tớ trải qua. Tớ đã nghĩ bản thân mình sẽ phí thời gian một cách vô ích vào chuyện bộc lộ những đau đớn bản thân mình. Những giằng xé trong tớ kêu lên “dừng lại” nhưng có chỗ lại kêu lên “cất tiếng”. Giờ phút tớ nói ra những sự thật ẩn giấu lằng nhằng đó, cả cơ thể tớ nhẹ bõm; cảm giác như cậu cắt cắt phựt một sợi dây móc tảng đá khổng lồ trong lòng. Chúng rơi hết xuống và chuyển hóa.