“Bảy nguyên tắc để có hôn nhân hạnh phúc”

Hai mươi hai năm trước, bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm theo thời gian trên hàng nghìn cặp vợ chồng, nhà tâm lý học John Gottman đúc kết bảy nguyên tắc giúp một cuộc hôn nhân được hạnh phúc viên mãn. Phần lớn các nguyên tắc này liên quan đến việc đặc điểm tính cách ảnh hưởng lên tương tác giữa người vợ và người chồng trong cuộc sống hôn nhân. Liệu những phát triển xã hội, các nhu cầu và tiên ích mới của đời sống hiện đại ngày nay có làm những nguyên tắc này lỗi thời và mất tác dụng?

Gottman đã tiến hành nghiên cứu những người đã kết hôn trong ba thập kỷ. Câu hỏi chính của ông là “Điều gì phân biệt cặp vợ chồng hạnh phúc với cặp vợ chồng không hạnh phúc?” Sau khi nghiên cứu hàng nghìn các cặp đã kết hôn hạnh phúc trong nhiều năm và các cặp đã nộp đơn ly hôn, ông đã chắt lọc những kết quả nghiên cứu của mình trong một cuốn sách ứng dụng về bí quyết giúp hôn nhân viên mãn và những dấu hiệu báo trước sự kết thúc của một cuộc hôn nhân (Gottman & Silver, 1999). 

Bảy nguyên tắc cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc của ông được tóm tắt dưới đây. Một số đề cập tới các hành vi liên quan đến sự khơi gợi phản ứng ở bạn đời.

1. Phát triển sự hiểu biết và đồng cảm với bạn đời của bạn.

Tìm hiểu “thế giới” của họ, sở thích và những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của họ. Ví dụ: một lần mỗi ngày, hãy cố gắng tìm ra một sự kiện quan trọng hoặc có ý nghĩa đối với bạn đời của bạn: họ đang mong đợi điều gì hoặc sự kiện quan trọng nào đang hoặc vừa xảy ra với họ. Nghe có vẻ bình thường nhưng hãy thử hỏi: “Ngày hôm nay của em/anh thế nào?” mỗi ngày xem sao.

2. Yêu thương và cố gắng nuôi dưỡng tình cảm của bạn với người ấy.

Hãy luôn nhớ lý do bạn thích người ấy và kể cho cô/anh ấy nghe về điều đó. Ví dụ: giữ một album ảnh cùng nhau và thỉnh thoảng xem lại, nhắc nhở bản thân về những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau và bạn thích ở bên người đặc biệt này đến mức nào. 

3. Trong những lúc căng thẳng, hãy quay về phía nhau thay vì quay lưng với nhau.

Cả trong khoảng thời gian vui vẻ, hãy làm mọi việc cùng nhau. Nói cách khác, đừng coi việc có người ấy trong đời là “điều hiển nhiên” và đừng bao giờ phớt lờ anh/cô ấy, ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Để tâm đến người ấy, giữ kết nối và chạm vào nhau, đừng quên nói chuyện thường xuyên nữa nhé.

4. Chia sẻ “quyền lực” và kinh nghiệm, ngay cả khi bạn nghĩ mình là chuyên gia.

Hãy để người bạn đời của bạn ảnh hưởng đến bạn. Thỉnh thoảng hãy nhờ cô/anh ấy giúp đỡ. Hỏi ý kiến ​​của cô/anh ấy. Hãy cho người ấy biết rằng quan điểm của cô/anh ấy rất quan trọng đối với bạn.

5. Bạn chắc chắn sẽ có những tranh cãi.

Tuy nhiên, hãy cố gắng chỉ tranh luận hay tranh cãi về những vấn đề có thể giải quyết được. Khi tranh luận, hãy nhớ:

  • Bắt đầu nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Tiến hành một cách tôn trọng nhau.
  • Nếu tình cảm bị tổn thương, hãy dừng lại và cố gắng sửa chữa những cảm xúc bị tổn thương đó.
  • Sẵn sàng thỏa hiệp.

6. Cả hai phải nhận ra rằng một số vấn đề có thể không bao giờ giải quyết được.

Ví dụ, có lẽ một trong hai người rất tin vào một tín ngưỡng còn người kia thì không, và cả hai đều muốn giữ lối sống theo cách này. Cố gắng tránh bế tắc về những vấn đề nan giải như vậy và đừng để chúng trở thành chủ đề tranh luận thường trực. Bạn và người ấy sẽ phải đồng ý với nhau về việc không cùng ý kiến/ bất đồng quan điểm về một số vấn đề nào đó.

7. Trở thành “chúng tôi” thay vì “tôi” và “tôi”

Hãy làm cho mối quan hệ trở nên quan trọng. Trân trọng mối quan hệ như trân trọng những mong muốn của chính bạn. Hãy nghĩ về những gì tốt nhất cho “chúng tôi” thay vì chỉ những gì tốt nhất cho “tôi.”

Bạn nghĩ những nguyên tắc này có thể ứng dụng trong các mối quan hệ yêu đương (chưa kết hôn) không?

Nên nhớ là 7 nguyên tắc này được xuất bản năm 1999, bạn nghĩ chúng đã lỗi thời hay vẫn “dùng tốt”?

Nguồn:

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.