Như thế nào là nghệ thuật? Làm sao để biết những gì tôi đang làm là nghệ thuật.

Nghệ thuật là một từ nghe mang nhiều nét nghĩa trìu tượng và đặc sắc của nét đẹp. Khi nói về nghệ thuật, tôi đã thường nghĩ tới thứ gì đó lấp lánh, cao xa bên ngoài bầu trời mà cần phải bay lơ lửng mới ngó được thấy. Có vẻ như không chỉ mình tôi cảm thấy vậy, những người tôi gặp khác, mỗi khi nhắc tới làm nghệ thuật, họ nhăn chiếc mũi nhẹ cùng đôi lông mày cong xuống, họ kêu, làm nghệ thuật khó lắm, không dành cho người như mình.

Ừ, thế nếu như dấn chân vào thực tập những bài đơn giản, cậu còn thấy khó nữa không?_ Tôi hỏi

Vẫn cái nhăn mặt, cái đấy thì thử cũng được, nhưng để làm giỏi phải có nhiều sáng tạo và chút máu điên._ Họ nói để rồi bâng quơ đoạn thử nghiệm và chơi đùa với nghệ thuật sang một ngày khác.

“Chả biết đến bao giờ!”

Tôi thường lăn tăn với những câu hỏi như vậy, những lời rủ rê thực hiện một thứ gì đó nghe có vẻ “nghệ nghệ”, hay đơn giản chỉ tham gia vào một hoạt động nào đó đang triển khai có chút dính líu tới vẽ, viết hay chụp ảnh. Đầu óc đơn giản của tôi luôn liên kết với việc chơi đùa với cái gì đó với những từ ngữ cao bổng mà xoăn tít mà nghe thoạt liên tưởng như cái gì to lớn, táo bạo lắm. Đáng nhẽ, phải là thứ gì đó chân thật mà gần gũi với chính đời sống tâm hồn con người, khơi gợi những nét đẹp và niềm dũng cảm tìm tòi rồi bộc lộ những cái mới. Nhưng không, nghệ thuật đối với tôi đã như lâu đài ở bên kia sông, huyền ảo và đẹp đẽ. Chỉ tiếc tôi không sao hiểu được, băng qua sông thì phải bơi thế nào.

Photo by Emre Kuzu on Pexels.com

  • Hãy làm sáng rõ định nghĩa nghệ thuật của bạn

Có một người nước ngoài, trải qua giai đoạn khủng hoảng vì nghiện rượu, đang trong những bất ổn về tâm lý và tình trạng sức khỏe ở giai đoạn 4 HIV. Họ thuộc cộng đồng LGBT+ và kết hôn đồng giới với một người đàn ông và không phải người da trắng. Nghe mô tả thì bạn có thể tưởng tượng ra rằng họ đang ở dòng chảy những người yếu thế. Sau khi biết tới khóa học nghệ thuật trị liệu, họ đăng tải một bức tranh mà họ đã thực hiện trong quá trình để nghệ thuật kết nối với nỗi tổn thương. Những mảng màu đậm, với những nét thẳng sáng, tối, như những tầng da thịt đỏ bị cắt bởi những vết gạch ngang. Nhìn vào nó, có chút gì rờn rợn nhưng tôi không thấy sợ hãi; trái lại, với những mảng màu chồng chéo họ thể hiện, đâu đó tôi thấy những tia sáng và sự tự hào. Họ chia sẻ về sức mạnh của việc vẽ đã vỗ về và giúp họ bộc lộ những cảm xúc như thế nào. Và trong những giai đoạn như thế này, chính những trải nghiệm của họ với nghệ thuật đã mở mơ ước được lập nên những khóa học ngắn, những sự chia sẻ chân thật về nghệ thuật từ họ cho những người khác. Không phân biệt tuổi tác, lãnh thổ, giới tính, màu da, sắc tộc,…. Tất cả mọi người đều được chào đón với nghệ thuật và để thấy nghệ thuật chữa lành trong chính con người mình. Tôi tự nhủ, thật nể phục làm sao với ánh nhìn tiên phong đó trong cuộc đời. Khi chúng ta dám đứng lên và làm điều gì đó.

Tuy vậy, tại dòng cuối cùng, họ đặt một câu hỏi: “Nhưng đó có phải là nghệ thuật không?” (But is it Art?). Họ băn khoăn về điều đấy khi chính họ đã tạo nên một tác phẩm thật đẹp và tôi cho rằng ý niệm quả thực rất “nghệ”. Họ tự vấn chính mình và hỏi những người xung quanh trong khi họ có niềm tin sát đáng về sự tuyệt đẹp của nghệ thuật cùng những thứ trong lòng đã được chữa lành bởi bàn tay cầm cọ vẽ. Họ mong muốn được lan tỏa cho những người khác nhưng họ không dám chắc điều họ làm là nghệ thuật. Và câu hỏi “Nhưng đó có phải là nghệ thuật?” (But is it Art?) được viết đậm nét trên bề mặt của bức tranh màu, chỉ cần nhìn thấy là sẽ biết đọc, không quên được.

Vậy theo bạn, đó có phải là nghệ thuật không? Như thế nào mới là nghệ thuật?

Drawing – 2020

Cảm xúc đầu tiên trồi lên trong tôi mà tôi phải nói ra bằng lời, cứ như kiểu họ ngay bên cạnh và tôi phải kêu lớn cho họ để ý. “Có, tất nhiên rồi! Đấy chắc chắn là nghệ thuật. Nhất là khi trái tim tôi cảm nhận được những điều bạn muốn biểu lộ và bản thân bạn bày tỏ trái tim mình trên tấm vẽ.” Những người lạ bình luận bên dưới rất nhiều: “Vâng, tất nhiên rồi nó chắc chắn là nghệ thuật./ Những điều bạn làm rất đẹp và xứng đáng, đừng bao giờ quên điều đó. /Tôi đã từng băn khoăn giống bạn và đến khi đọc bài của bạn tôi mới nhận ra rằng chúng chắn chắn là nghệ thuật và ta cần tự hào về những điều mình làm được. /Chỉ cần bạn đưa con tim của mình biểu hiện ra, dù với hình thức nào, nó chắc chắn là nghệ thuật”,…..


Chứng kiến lời mình vừa nhảy ra và đọc hết những gì mọi người viết, tôi nhìn lại chính mình; đã bao nhiêu lần tôi xem thường và cảm thấy chưa đủ tốt với những gì mình làm ra? Đã bao lần cơ thể tôi cảm thấy được những chuyển biến hết sức nhỏ nhặt khi tôi cầm bút vẽ? Vì sao dù đã chứng kiến những sự chuyển hóa đầy thiện mỹ trong con người mình và người khác tôi vẫn đôi khi còn yếu đuối, mông lung và tự nghi ngờ chính mình?

Tôi và anh ta, cùng rất nhiều người khác trên thế giới có lẽ đều có sự vật lộn nào đó mỗi khi cầm chiếc cọ vẽ và đối diện trước một khoảng không trắng. Những câu hỏi phải làm gì bắt đầu và tôi sẽ tiếp tục như thế nào có lẽ luôn hiện diện trong đầu chúng tôi dù ít dù nhiều.

Mỗi lần cầm cọ là một lần đối diện với chính bản thân mình. Cũng giống như một lần đấu tranh và tràn đầy dũng cảm chỉ để đặt ra một dấu chấm. Sau tất cả chỉ còn là bản thân mình với không gian ấy, không định nghĩa xấu đẹp, không gán mác bởi từ điển nghệ thuật. Khi người khác nhìn vào tôi, tôi hi vọng họ thấy một con người thật sự đang cố gắng bộc lộ chính bản thân mình. Ngược lại, mỗi lần nhìn một ai đó, tôi nhắc nhở chính mình nhìn sâu vào con người chân thật đằng sau những tấm rèm, nơi không còn sự đánh giá, cân nhắc và phán đoán.

All art is a kind of confession… if you can examine and face your life, you can discover the terms with which you are connected to other lives, and they can discover, too, the terms with which they are connected to other people.

Novelist and social critic James Baldwin (2019)

Remember: “Your universe, your dream, your LIFE”

A.R

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.